Cách Để Chơi Thẻ bài Yugioh Chuẩn Quốc Tế, Kinh Nghiệm Chơi Thẻ Bài Yugioh Dễ Thắng Nhất
Yugioh được biết đến là một trong những tựa game thẻ bài nổi tiếng nhất, hiện nay trò chơi này đã có mặt trên khắp thế giới. Nếu bạn mới bắt đầu chơi thẻ bài Yugioh thì chắc hẳn sẽ rất bỡ ngỡ, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chơi thẻ bài Yugioh chuẩn quốc tế, hãy theo dõi nhé.
Phần 1 trong 3: Tìm hiểu về lá bài
1. Lá bài Quái thú: Lá bài Quái thú được triệu hồi để tấn công, làm giảm điểm gốc của đối thủ và bảo toàn điểm gốc của bạn. Thường thì lá bài Quái thú có màu da cam (quái thú Hiệu ứng) hoặc màu vàng (quái thú Thường), nhưng còn có nhiều màu khác nữa. Quái thú có Cấp sao (level) từ 1 đến 12 (nghĩa là số ngôi sao ở phía trên cùng) và biểu tượng cho biết Hệ (Attribute) ở góc trên bên phải. Tại phía trên dòng chữ mô tả lá bài, Loại (Type) quái thú và khả năng của quái thú như Điều phối (Tuner) hay Lật mặt (Flip) được in đậm. ATK là sức tấn công (gọi tắt là Công), còn DEF là sức phòng thủ (gọi tắt là Thủ) được ghi ở phía dưới cùng.
2. Triệu hồi: Triệu hồi là cách để đặt một quái thú lên Sân đấu của bạn. Có ba kiểu triệu hồi chính là: Thường (Normal), Đặc biệt (Special), và Lật mặt (Flip). Triệu hồi Thường có thể được thực hiện một lần trong mỗi lượt, còn Triệu hồi Đặc biệt không bị giới hạn. Bạn có thể Triệu hồi Thường một quái thú từ trên tay trong Thế Công (Attack Position) lật ngửa hoặc Thế Thủ (Defense Position) úp mặt (được gọi là Normal Set). Quái thú có Cấp sao từ 4 trở xuống không yêu cầu hy sinh (tribute), nhưng đối với quái thú có Cấp sao cao hơn, bạn cần đưa một hoặc nhiều quái thú của mình từ trên Sân đấu vào Mộ bài. Cấp sao 5 và 6 yêu cầu hy sinh một quái thú, còn với Cấp sao 7 trở lên phải hy sinh hai quái thú. Nếu Triệu hồi Thường mà phải hy sinh quái thú thì cũng được gọi là Triệu hồi Hy sinh (Tribute Summon).
3. Triệu hồi Đặc biệt: Triệu hồi Đặc biệt (Special Summon) có thể được thực hiện bằng hiệu ứng bài hoặc tuân thủ cơ chế trò chơi. Thông thường, quái thú không thể được triệu hồi đặc biệt trong thế úp mặt, nhưng có thể được triệu hồi trong Thế công hoặc Thế thủ. Sau đây là một vài kiểu triệu hồi đặc biệt.
4. Vùng Quái thú Phụ (Extra Monster Zone): Được giới thiệu cùng với Liên kết trong Master Rule 4, có hai Vùng Quái thú Phụ (Extra Monster Zone) kết nối Sân đấu của hai người chơi. Bất cứ Triệu hồi nào từ Bộ bài Phụ đều phải được gửi vào Vùng Quái thú Phụ. Bất cứ việc gì không phải là Triệu hồi từ Bộ bài Phụ – bao gồm trục xuất (banish) tạm thời, thay đổi quyền sở hữu, và trở về từ việc bị đổi quyền sở hữu – đều phải được gửi vào Vùng Quái thú Chính. Sau khi triệu hồi vào một trong hai Vùng Quái thú Phụ, bạn sẽ sở hữu nó trong suốt thời gian còn lại của ván đấu, Vùng còn lại nghiễm nhiên thuộc về đối thủ.
5. Lá bài Phép thuật: Lá bài Phép thuật có màu xanh lá cây. Thường thì chúng được kích hoạt từ trên tay trong lượt của bạn và có nhiều hiệu ứng khác nhau. Có sáu loại phép thuật, và các phép thuật không phải phép thuật thông thường đều có biểu tượng ở phía trên bên phải gần phần chữ in đậm cho biết loại lá bài.
6. Lá bài Cạm bẫy: Cạm bẫy (Trap) được sử dụng trong lượt của đối thủ để làm gián đoạn quá trình chơi. Cạm bẫy có màu tía và biểu tượng ở góc nếu không phải là Cạm bẫy Thông thường. Tất cả lá bài Cạm bẫy đều phải được Set (đặt úp xuống trong Vùng Phép thuật/Cạm bẫy) trước khi được sử dụng, và chúng có thể được kích hoạt trong lượt của bất kỳ người chơi nào.
- Cạm bẫy Thông thường có thể được lật ngửa khi bạn muốn sử dụng chúng và khi yêu cầu kích hoạt được thỏa mãn. Sau khi dùng, chúng sẽ bay vào Mộ bài.
- Cạm bẫy Duy trì có biểu tượng ∞ giống như Phép thuật Duy trì và có chức năng tương tự.
- Lá bài Cạm bẫy Phản hồi có hình mũi tên. Lá bài này cũng giống như Cạm bẫy Thông thường; tuy nhiên, chỉ có các lá bài Cạm bẫy Phản hồi khác mới được phép kích hoạt để đấu lại chúng.
Phần 2 trong 3: Cơ chế chơi
1. Úp Phép thuật và Cạm bẫy: Lá bài Phép thuật và Cạm bẫy có thể được Set từ trên tay trong Giai đoạn Chính (Main Phase). Khi được Set, chúng được đặt úp xuống trong Vùng Phép thuật & Cạm bẫy. Nếu bạn úp Cạm bẫy hoặc Phép thuật Tức thời, chúng không thể được kích hoạt cho tới lượt tiếp theo.
2. Chiến đấu: Nếu quái thú của bạn nằm ở Thế Công trong Giai đoạn Chiến đấu (Battle Phase), bạn được phép dùng nó tấn công quái thú của đối thủ. Nếu đối thủ không có quái thú nào trên Sân, bạn có thể đánh trực tiếp vào điểm gốc. Mỗi quái thú chỉ được phép tấn công một lần trong mỗi lượt. Nếu quái thú đánh vào lá bài đang úp, lá bài đó sẽ được lật lên ngay trước khi tính toán thiệt hại (damage calculation).
3. Tính toán thiệt hại:
- Nếu cả hai đều đang trong thế tấn công, quái thú có Công (ATK) thấp hơn sẽ bị tiêu diệt, và chủ nhân của quái thú sẽ bị trừ điểm gốc theo sự chênh lệch Công.
- Nếu có cùng Công, cả hai đều bị tiêu diệt.
- Nếu quái thú trong thế phòng thủ có Thủ (DEF) nhỏ hơn Công của quái thú tấn công, nó sẽ bị tiêu diệt nhưng chủ nhân của quái thú ở Thế Thủ không bị trừ điểm gốc.
- Nếu có Thủ cao hơn, chủ nhân của quái thú tấn công sẽ bị trừ điểm gốc theo sự chênh lệch sát thương, và không có quái thú nào bị chết.
- Nếu Công và Thủ bằng nhau, không quái thú nào bị tiêu diệt.
- Khi tấn công trực tiếp vào điểm gốc, đối thủ sẽ chịu sát thương bằng Công của quái thú.
4. Đánh lại (Replay): Nếu trong lượt tấn công của bạn, số lượng quái thú của đối thủ thay đổi, việc đánh lại sẽ được thực hiện, khi đó bạn được phép lựa chọn tấn công bằng quái thú trước đó, tấn công bằng quái thú khác hoặc không tấn công nữa. Bạn cũng được phép lựa chọn mục tiêu tấn công khác. Nếu bạn tấn công bằng một quái thú khác, quái thú ban đầu sẽ được coi là đã tấn công, và không thể tấn công lần nữa trong lượt đi còn lại.
5. Tư thế Chiến đấu: Quái thú có thể được đặt trong Thế Công (Attack Position) hoặc Thế Thủ (Defense Position). Tư thế của chúng giúp xác định việc số nào được sử dụng để tính toán thiệt hại; như vậy, quái thú có Công cao nên được đặt trong thế tấn công, còn quái thú có Công thấp nên được đặt trong thế phòng thủ. Ngoài ra, nếu một trong số những quái thú của đối thủ có Công cao hơn tất cả quái thú trên Sân, quái thú của bạn nên được đặt trong thế phòng thủ để không bị trừ điểm gốc. Tư thế Chiến đấu có thể được tự tay thay đổi một lần mỗi lượt đối với từng quái thú trong Giai đoạn Chính của bạn. Bạn không thể thay đổi tư thế chiến đấu nếu nó được triệu hồi, úp, hoặc đã tấn công trong lượt đó.
6. Chuỗi: Chuỗi (Chain) lá bài hoặc hiệu ứng nghĩa là kích hoạt nó trước khi một hiệu ứng khác có cơ hội được giải quyết (hay áp dụng). Sự kích hoạt của lá bài hoặc hiệu ứng sẽ bắt đầu một Chuỗi Liên kết (Chain Link). Sau khi được kích hoạt, người chơi còn lại có thể thực hiện Chuỗi một lá bài khác, nghĩa là sẽ trở thành Chuỗi Liên kết 2. Việc này sẽ tiếp tục cho đến khi không còn người chơi nào phản ứng với chuỗi nữa, sau đó chúng sẽ được giải quyết, bắt đầu bằng Chuỗi Liên kết gần đây nhất. Khi Chuỗi đang được giải quyết, các lá bài và hiệu ứng không thể được kích hoạt.
7. Mức Phép (Spell Speed): Chỉ lá bài Phép thuật Tức thời, Cạm bẫy và Hiệu ứng Tức thời (Quick Effect) mới có thể được Chuỗi với một lá bài khác làm Chuỗi Liên kết 2 trở lên. Hiệu ứng Tức thời (Quick Effect) sẽ được chỉ rõ khi tuyên bố rằng chúng là Hiệu ứng Tức thời hoặc bằng cách là có thể được kích hoạt trong lượt của bất kỳ người chơi nào, hoặc lượt của đối thủ. Hiệu ứng phải là Phép thuật Mức 2 (Spell Speed 2) trở lên hoặc là hiệu ứng Trigger để kích hoạt ngoài Giai đoạn Chính của bạn. Phép thuật Tức thời chỉ có thể được sử dụng trong lượt của đối thủ nếu được úp ở lượt trước. Nếu lá bài Cạm bẫy Phản hồi được kích hoạt, lá bài duy nhất có thể được Chuỗi là lá bài Cạm bẫy Phản hồi khác.
8. Liên kết Phụ (Extra Link): Liên kết Phụ là phương pháp sử dụng quái thú Liên kết (Link Monster) để chiếm lấy Vùng Quái thú Phụ của đối thủ. Để làm được điều này, bạn cần quái thú Link được đồng liên kết với nhau (có mũi tên hướng về nhau) chỉ từ Vùng Quái thú Phụ của bạn đến Vùng của đối thủ. Sau khi thỏa mãn điều kiện đó, bạn được phép triệu hồi quái thú Liên kết cuối cùng vào Vùng Quái thú Phụ của đối thủ, đồng liên kết (co-link) với quái thú của bạn, và Vùng ấy sẽ là của bạn chừng nào quái thú Liên kết vẫn còn nằm đó. Quái thú Liên kết có thể được triệu hồi theo hình chữ u, đường chéo và hình chữ v. Bạn cũng có thể sử dụng quái thú mà đối thủ sở hữu để hoàn thành Liên kết Phụ. Nếu đối thủ có 3 quái thú đồng liên kết thuộc cùng hàng trong Vùng Quái thú Chính của họ, việc triệu hồi 2 quái thú Liên kết vào Vùng Quái thú Phụ được đồng liên kết với 3 quái thú kia cho phép bạn hoàn thành Liên kết Phụ.
Phần 3 trong 3: Đấu bài
1. Xây dựng bộ bài. Để chơi Yu-Gi-Oh, bạn phải có một bộ bài. Số lá bài trong bộ bài phải từ 40 trở lên và không quá 60 lá. Thường sẽ tốt hơn nếu số lá bài trong bộ bài chỉ là 40 hoặc hơn một chút. Bộ bài của bạn nên có sự cân bằng giữa phép thuật, cạm bẫy và quái thú. Tỷ lệ tốt là 15-20 quái thú, khoảng 9-12 phép thuật và từ 5 đến 8 cạm bẫy. Tỷ lệ này không phải là yêu cầu bắt buộc nên không nhất thiết phải tuân theo nếu bạn đã hiểu rõ cách xây dựng bộ bài. Thật ra điều này không có ý nghĩa gì cho lắm trong ván đấu thực tế. Hầu hết quái thú nên có số Cấp sao dưới 4, chỉ khoảng từ 1 đến 4 (nếu có) quái thú có Cấp sao lớn hơn mà không thể được triệu hồi theo cách nào khác. Lá bài phép thuật và cạm bẫy nên hỗ trợ cho điểm yếu của bộ bài, và bạn nên có lá bài thuộc nhiều thể loại như sau: bảo vệ tấn công, vô hiệu hóa hiệu ứng, vô hiệu hóa triệu hồi, phá hủy phép thuật/cạm bẫy. Đương nhiên, các con số này không phải là tuyệt đối và sẽ thay đổi tùy theo bộ bài, thế nên hãy sử dụng những gì phù hợp với bạn. Bộ bài của bạn sẽ mạnh hơn nếu tập trung vào một chủ đề hay nhóm bài (archetype) cụ thể.
2. Bắt đầu đấu bài. Để bắt đầu một trận đấu bài, hãy tìm kiếm một ai đó chơi cùng. Tráo bộ bài giúp nhau và quyết định xem ai sẽ đi trước. Việc này có thể được quyết định bằng cách chơi oẳn tù tì, tung đồng xu, hoặc dùng vài phương pháp phù hợp khác. Người chơi đi trước không thể rút bài hoặc tấn công. Bộ bài có khả năng thiết lập Sân đấu sớm hoặc sử dụng các hiệu ứng để chính mình không phải chiến đấu thường sẽ có lợi khi đi trước, còn các bộ bài cần lợi thế có thêm bài trên tay để bắt đầu ván chơi hoặc đáp trả lại những gì đối thủ làm thường sẽ thích đi sau hơn. Cả hai người chơi đều bắt đầu ván đấu với 8000 điểm gốc (Life Point).
3. Đặt các lá bài của bạn ở đúng vị trí. Đặt Bộ bài Phụ của bạn ở phía bên trái hàng dưới cùng, bộ bài chính ở phía bên phải, ở giữa là khoảng trống có thể đặt 5 lá bài. Khoảng trống đó sẽ là Vùng Phép thuật/Cạm bẫy (Spell/Trap zone) của bạn. Phía trên bộ bài chính và phụ của bạn là Vùng Dao động (Pendulum zone) bên trái và bên phải. Hàng trên cùng bao gồm Vùng Phép thuật Môi trường (Field Spell) ở bên trái và Mộ bài (Graveyard) ở bên phải. Năm ô trống ở giữa là Vùng Quái thú (monster zone) của bạn. Vùng trục xuất (banish zone) thường nằm ở phía bên phải Mộ bài.
4. Rút bài lần đầu. Cả hai người chơi sẽ rút 5 lá bài ở đầu ván để khởi đầu ván chơi.
5. Rút bài. Bạn sẽ rút một lá bài từ bộ bài vào đầu lượt của bạn, trong Giai đoạn Rút bài (Draw Phase). Người chơi đi trước không được phép rút bài ngay.
6. Vào Giai đoạn Chờ (Standby Phase). Một số hiệu ứng nhất định có thể được kích hoạt trong Giai đoạn Chờ. Nếu không có thì bỏ qua giai đoạn này.
7. Tiếp tục vào Giai đoạn Chính (Main Phase). Giai đoạn Chính là giai đoạn quan trọng nhất trong lượt, là lúc mà bạn thực hiện hầu hết các hành động. Trong giai đoạn này, quái thú có thể được triệu hồi, hiệu ứng có thể được kích hoạt, tư thế chiến đấu của quái thú có thể được tự tay xoay chuyển, phép thuật và cạm bẫy có thể được kích hoạt hoặc úp.
8. Chiến đấu. Bạn có thể tấn công bằng cách sử dụng các quái thú ở Thế Công mà bạn điều khiển trong Giai đoạn Chiến đấu (Battle Phase). Không bắt buộc phải vào Giai đoạn Chiến đấu. Nếu không muốn vào Giai đoạn Chiến đấu, bạn có thể chuyển đến Giai đoạn Kết thúc và bỏ qua Giai đoạn Chính 2. Người chơi đi trước không được phép vào Giai đoạn Chiến đấu ngay.
9. Vào Giai đoạn Chính thứ hai. Sau Giai đoạn Chiến đấu, bạn sẽ vào Giai đoạn Chính 2 (Main Phase 2). Trong giai đoạn này, bạn có thể thực hiện các hành động giống như Giai đoạn Chính 1, trừ việc không được thay đổi vị trí chiến đấu của lá bài đã tấn công trong Giai đoạn Chiến đấu. Bạn không thể vào giai đoạn này nếu chưa vào Giai đoạn Chiến đấu.
10. Kết thúc lượt của bạn. Giai đoạn Kết thúc (End Phase) giúp kết thúc lượt đi của bạn. Một số hiệu ứng có thể được kích hoạt trong giai đoạn này. Sau đó sẽ là lượt của người chơi còn lại.
11. Đấu bài cho đến khi có người thua. Khi điểm gốc của một người chơi tụt xuống 0 thì người đó bị thua. Nếu người chơi phải rút bài, nhưng không thể rút vì không còn lá bài nào trong bộ bài thì người đó cũng bị thua. Người chơi cũng có thể thắng hoặc thua vì hiệu ứng lá bài.
Trên đây là hướng dẫn cách chơi bài Yugioh của Shop Nhật Việt, hy vọng sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé.
Shop Nhật Việt chuyên bán và order các mẫu sản phẩm bài Yugioh với chất lượng tuyệt đối hàng Nhật nội địa.Quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ theo Hotline: 0983.13.15.28 để được tư vấn trực tiếp.
Chúng tôi đáp ứng mọi nhu cầu mua hộ hàng Nhật về Việt Nam 24/7 giúp các bạn tìm được sản phẩm ưng ý, gửi yêu cầu Shop Nhật Việt theo 4 cách để shop báo giá và order :
- Gửi link vào mail: shopnhatviet.com@gmail.com
- Chat facebook với Shop theo link sau: fb.com/orderhangnhatban
- Đặt Hàng online tại shopnhatviet.com/dathang
- Gọi điện cho Shop qua Hotline 0983.1315.28 hoặc Chat Viber,Zalo
Kể từ năm 2010 đến nay Shop Nhật Việt Chuyên nhận Order Vận Chuyển hàng xách tay từ Nhật về Việt Nam và ngược lại. Nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ 0983.1315.28 để được tư vấn trực tiếp!
Mua Hàng Nhật Xách Tay : ✓ Hàng Nhật Nội Địa ✓ Giá rẻ ✓ Giao hàng miễn phí.
________________________________________________________________Đầu tư là gì? Kiến Thức Đầu Tư Chứng Khoán Quan Trọng Nhất
Mở tài khoản chứng khoán TechcomBank nhanh chóng, thuận tiện giao dịch, bảo mật tuyệt đối.
Đầu Tư Chứng Khoán Xu Hướng Đầu Tư 2021 Hướng dẫn kiếm tiền từ đầu tư chứng khoán
Khóa Học Đầu Tư Chứng Khoán - Khóa học chứng khoán online (miễn phí) cho người mới bắt